Kế hoạch kiểm tra năm học 2017 - 2018


PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN HOA ANH ĐÀO

 

Số: 86/KH- Tr MN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                  Bình Khê, ngày 10 tháng 9  năm 2017

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA

NĂM HỌC 2017 - 2018

 
 

 

 

       Căn cứ quyết định số: 952/QĐ – PGD&ĐT, ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Phòng GD&ĐT " V/v phê duyệt kế hoạch kiểm tra năm học 2017 – 2018".

      Căn cứ vào Kế hoạch  nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 và kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị;

     Trường mầm non Hoa Anh Đào xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm tra năm học 2017-2018 cụ thể như sau:

       I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

        Xây dựng kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện những việc đã làm được và những tồn tại phải khắc phục trong kế hoạch đã đề ra.

       Tăng cường kiểm tra giúp CBGV, NV có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao, để đánh giá xếp loại đúng thực chất, nhà trường có kế hoạch khen thưởng kịp thời.

       II. NỘI DUNG KIỂM TRA

  1. Nội dung kiểm tra:

       - Kiểm tra nề nếp, công tác phát triển.

       - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

       - Thực hiện quy chế chuyên môn

       - Công tác khác.

       2. Hình thức kiểm tra:

       - Kiểm tra theo kế hoạch

       - Kiểm tra thường xuyên

       - Kiểm tra đột xuất.

  3. Chỉ tiêu:

- Trong năm học kiểm tra toàn diện 100% tổ chuyên môn và 100% giáo viên, nhân viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các nền nếp chuyên môn như: Việc soạn giảng, làm và sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên; thực hiện giờ giấc; ý thức trang trí sắp xếp lớp.

Mỗi tuần dự giờ, kiểm tra đột xuất ít nhất 1 giáo viên.

     - Kiểm tra thực chất chất lượng trẻ vào đầu năm học, cuối HK I, cuối năm học. Chú ý khảo sát nắm chắc tình hình trẻ suy dinh dường( đặc biệt suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

     - Thường xuyên kiểm tra công tác PC trẻ 5 tuổi, kiểm tra CSVC- trang thiết bị, công tác quản lý tài chính- tài sản, quản lý hồ sơ học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, phong trào "Xanh – Sạch-Đẹp", việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào

" Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ, hoạt động khác.

     - Thực hiện nghiêm túc qui định kiểm tra định kỳ: Tổ trưởng kiểm tra phê duyệt bài soạn của giáo viên 1lần/tuần, Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng kiểm tra phê duyệt bài soạn của giáo viên.

     - Lên lịch kiểm tra cụ thể từng tuần lễ trong năm học.

     4. Hồ sơ kiểm tra:

     - Khi thực hiện việc kiểm tra phải được ghi nhận bằng văn bản và lưu hồ sơ đầy đủ, đúng theo qui định của ngành.

     III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM TRA:

      - Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, yêu cầu từng thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ phải đánh giá đối tượng được kiểm tra một cách chặt chẽ, đúng thực chất, đúng tiêu chuẩn qui định; không nể nang, thiên vị.

      - Kết quả kiểm tra là một trong những cơ sở để đánh giá xếp loại tập thể tổ, cá nhân Cán bộ- viên chức và bình chọn các danh hiệu thi đua trong năm học.

      IV. THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA:

      - Hàng tháng thông báo kết quả kiểm tra từng tập thể tổ, cá nhân qua kỳ họp  HĐSP thường kỳ.

       V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       1. Các biện pháp tổ chức thực hiện:

       1.1. Nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn cho các đồng chí trong ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

       1.2. Công khai kế hoạch kiểm tra theo quy định, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên được kiểm tra chuẩn bị nghiêm túc các nội dung theo thông báo đối với mỗi cuộc kiểm tra.

       1.3. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đôn đốc việc thực hiện xử lý sau kiểm tra. Kiến nghị hiệu trưởng có hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn các kiến nghị, quyết định xử lý theo quy định và quy chế đã quy định.

       1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về thanh tra, kiểm tra, làm cho mọi người có nhận thức đúng về công tác kiểm tra thấy rõ được quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong các cuộc kiểm tra.

       2. Trách nhiệm thực hiện:

       Các bộ giáo viên, các thành viên trong ban kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định; tham mưu với hiệu trưởng để thực hiện tốt lịch kiểm tra.

       Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị  nội dung kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, tài liệu liên quan đến các nội dung kiểm tra./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (t/h);

- Cổng TTĐT của trường;

- Lưu: VT, TTr.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

( Đã ký)

 

Trần Thị Phương

 


No comments yet. Be the first.