NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG


 

NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG        

I. ĐỐI VỚI CÁN BỘ:         

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện năm học        

2. Điều hành các hoạt động của nhà trường, phân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, đề nghị khen thưởng, kỷ luật và bảo đảm quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước.        

3. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.        

4. Đề xuất với các cấp uỷ và chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng trên địa bàn. Nhằm huy động mọi nguồn lực, phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.        

III. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:        

1. Đến lớp đón trẻ đúng giờ ( mùa hè 6h30’ – mùa đông 6h45’)        

2. Ăn mặc gon gàng, sạch sẽ, có thái độ hoà nhã với trẻ đối xử công bằng,  bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng trẻ.         

3. Thực hiện đúng chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo độ tuổi. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn.        

4. Không tiếp khách hoặc làm việc riêng khi đang làm việc.        

II. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN:          

1. Đi làm đúng giờ.        

2. Không làm việc sai nguyên tắc, nội quy của nhà trường.        

3. Giúp nhà trường thực hiện các nhiệm vụ, phục vụ cho các hoạt động của nhà trường        

IV. ĐỐI VỚI TRẺ:        

1. Hành vi ngôn ngữ của trẻ phải lễ phép và có văn hoá phù hợp với từng độ tuổi.        

2. Đến lớp trang phục gọn gàng, sạch sẽ phù hợp theo mùa, thuận tiện trong các hoạt động của trẻ.        

3. Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.        

V. ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH:        

1. Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường trong việc gửi trẻ tại trường.        

2. Đưa đón trẻ đúng giờ theo quy định của nhà trường.        

3. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc nuôi dạy trẻ, khi có ý kiến tham gia xây dựng nhà trường, cần gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu nhà trường để trao đổi.            

VI. KHÁCH ĐẾN LÀM VIỆC VÀ THAM QUAN NHÀ TRƯỜNG          -

 Phải xuất trình giấy tờ với nhà trường và báo cáo với bảo vệ, không tự ý vào trường khi chưa được sự đồng ý của nhà trường. 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG

               TRƯỜNG MẦM NON HOA ANH ĐÀO                    

Căn cứ vào quyết định số 14/200/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường .Căn cứ vào kết quả thảo luận của hội nghị CB - VC - LĐ Trường mầm non Hoa Anh Đào  họp ngày 01/10/2012 . Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học Trường Mầm non Hoa Anh Đào  xây dựng quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường với những nội dung cụ thể như sau : 

CHƯƠNG I

MỤC ĐÍCH - NGUYÊN TẮC - PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Điều I : Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường :             

1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất Luật giáo dục quy định theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra “trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện : Đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác giáo dục của nhà trường nói riêng, làm cho giáo dục là của dân, do dân, vì dân .                

2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức và học sinh của nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước . 

Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường :          

1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức trách của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường .                      

2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với hiến pháp và pháp luật : Quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm : Dân chủ phải gắn liền với kỷ luật kỷ cương trong nhà trường .                     

3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường . 

Điều3: Phạm vi điều chỉnh : Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường .

CHƯƠNG II

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG

MỤC I: TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG

Điều 4: Hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường.  Hiệu trưởng có trách nhiệm:                

 1- Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động  của nhà trường .           

2- Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo ,cán bộ công chức, của học sinh trong quy chế này .               

3- Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp giải quyết theo đúng chế độ, thực hiện chính sách của nhà nước theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền giải quyết trách nhiệm được giao của hiệu trưởng .Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của mình, hiệu trưởng phải thông báo cho cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo cấp trên .              

 4- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ công chức hàng năm .                

5- Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước: Công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với giáo viên, cán bộ công chức và học sinh .           

6- Gương mẫu trong việc đi đầu đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường như : Cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến trù dập, dấu diếm bưng bít làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác .             

7- Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong các hoạt động của nhà trường .              

8- Bảo vệ và giữ uy tín của nhà trường .           

9- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao .     

10- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức mỗi năm một lần theo quy định của Nhà nước .  

Điều 5 : Những việc hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của cá nhân hoặc  tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định :               

1- Kế hoạch tuyển sinh phát triển nhà trường, kế hoạch công tác dạy học và các hoạt động giáo dục toàn diện, công tác nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học .              

2- Quy trình quản lý giáo dục, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy trong nhà trường .               

3- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức .            

4- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường .              

5- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua ,khen thưởng hàng năm, nề lối làm việc, xây dựng nội quy của nhà trường .             

6- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học . 

MỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO ,CÁN BỘ CÔNG CHỨC :

Điều 6: Nhà giáo cán bộ công chức nhà trường có trách nhiệm:             

1- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định của luật giáo dục .             

2- Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 5 quy chế này .            

3- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ kỷ cương, nền nếp trong nhà trường .            

4- Thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh cán bộ, công chức pháp lệnh chống tham nhũng; pháp lệnh thực hành tiết kiệm .             

5- Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, cán bộ công chức;  tôn trọng đồng nghiệp và học sinh; bảo về uy tín của nhà trường. 

Điều 7 : Những nội dung nhà giáo,cán bộ công chức được thực hiện, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường :               

1- Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ công chức .              

2- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường .              

3- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật khiếu nại tố cáo .            

4- Công khai các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ, thu, chi quyết toán theo quy định hiện hành .              

5- Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo,cán bộ công chức, cho học sinh.             

6- Việc thực thi tuyển  dụng, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt khen thưởng kỷ luật .             

7- Những vấn đề về thực hiện quy chế  cho từng năm học.               

8- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm .                

9- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho học  sinh phấn đấu gia nhập các tổ chức ,các đoàn thể trong nhà trường .             

10- Việc tổ chức giảng dạy, học tập có liên quan đến quyền lợi học tập của học sinh . 

MỤC 4: TRÁNH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG :

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục . 

Điều 10: Trách nhiệm của nhà trường : Hiệu trưởng thực hiện phân công cho cấp dưới thực hiện các việc sau đây :               

1- Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của học sinh, nhà giáo, cán bộ công chức trong nhà trường .            

2- Thông báo công khai những nội quy, quy chế học. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật .                

3- Định kỳ ít nhất một năm có 3 lần (đầu năm, giữa năm, cuối năm học ) .Tổ chức hội nghị các bậc  cha mẹ học sinh để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học ,trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh ,thông báo kết quả rèn luyện của học sinh .              

4- Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu tổng hợp ý kiến của học sinh và bậc cha mẹ của học sinh để phản ánh cho Hiệu trưởng .               

5- Kịp thời thông báo các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với học sinh, nhà giáo, cán bộ công chức trong nhà trường .              

6- Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến .              

7- Giải quyết các ý kiến và giải quyết các đơn từ khiếu nại, tố cáo theo luật định .

Điều 11: Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà trường .                       

1- Ban giám hiệu                          

a. Hiệu trưởng .    

- Chỉ đạo chung, tổ chức bộ máy nhà trường .    

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học .    

- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên .    

- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh .    

- Quản lý hành chính, tài chính ,tài sản của nhà trường .    

-Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên ,học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường .             

b. Phó hiệu trưởng: Giúp việc cho hiệu trưởng: Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của trường.

Nhiệm vụ:

Phó hiệu trưởng: Đ/c Đỗ Thị  Chính: Phụ trách chuyên môn mẫu giáo, kiêm về cơ sở vật chất và phát triển, chịu trách nhiệm chung ( khu Quảng Mản )Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được uỷ quyền.Đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình.

 Phó hiệu trưởng : Đ/c: Nguyễn Thị Thu Hà: Phụ trách chuyên môn nhà trẻ; kiêm công tác chỉ đạo  công nghệ thông tin; Cộng tác viên; Đăng tin duyệt bài chịu trách nhiệm chung khu ( Khu Ninh Bình). Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được uỷ quyền.Đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình.

Phó hiệu trưởng: Đ/c: Nguyễn Thị Hoàn: Phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng, theo dõi phổ cập các độ tuổi trong nhà trường; kiêm y tế học đường; chịu trách nhiệm chung ( Khu Đồng Đò, Tây Sơn ) Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được uỷ quyền. 

2- Tổ chuyên môn .    

 - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của bộ giáo dục và đào tạo .

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,  tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch  của nhà trường .                            

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên .     

3- Trách nhiệm của Giáo viên, nhân viên: Bảo quản giữ gìn tài sản chung,tham gia vào các hoạt động của trường, thực hiện tốt phong trào thi đua. Thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn.Gương mẫu thương yêu, tôn trọng, đối sử công bằng với trẻ. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.Trang phục chỉnh tề phù hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm.    

a. Nhiệm vụ của giáo viên nuôi dạy trẻ    

 - Soạn bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học  trước khi lên lớp .Thực hiện theo đúng chỉ đạo chung của trường, không được tuỳ tiện thu- chi tiền của học sinh khi chưa có sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà trường. Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch trường giao.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động, thực hiện dân chủ của lớp mình thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của phụ huynh để phản ánh kịp thời cho hiệu trưởng. Tuyên truyền phụ huynh về chăm sóc giáo dục theo khoa học vận động phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi.

- Đảm bảo tuyệt đối tính mạng cho trẻ, thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, không được tuỳ tiện dạy thêm chương trình khi chưa có sự chỉ đạo chung của chuyên môn. Tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động trong nhà trường, sưu tầm tích luỹ làm đồ dùng đồ chơi. Trang trí sắp xếp lớp theo đúng chỉ đạo của nhà trường, ngành.

- Đi làm trước 15 phút làm vệ sinh, giữ gìn môi trường sạch thoáng, bảo quản giữ gìn tài sản của lớp.Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nuôi dạy theo khoa học, ăn ngủ đúng giờ, chế biến thức ăn đúng thực đơn cân đối các chất đảm bảo năng lượng cho trẻ ở trường. Làm vườn, đảm bảo cảnh quan môi trường và vệ sinh văn minh.Tham gia vào các hoạt động của lớp khi nhà trường phát động thi đua.

- Tham gia đầy đủ các buổi họp, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường và trực tiếp tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường .Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo .Thân ái với đồng nghiệp, gương mẫu trước học sinh. Không được sử dụng các hình thức phạt thiếu tính giáo dục và thiếu công bằng trong đối xử với học sinh .    

 - Giáo viên chủ nhiệm phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội quy học sinh của lớp mình .Tổ chức lớp tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức. Không tự ý hoặc để học sinh tổ chức các hoạt động ngoài quy định của nhà trường mang danh nghĩa lớp hoặc  liên quan đến các hoạt động tập thể trường lớp. Khi có lý do chính đáng cần nghỉ phải báo cáo với ban giám hiệu trước một ngày ( Trừ trường hợp đặc biệt khẩn cấp )    

- Thực hiện tốt qui chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước theo quyết định số 129/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/8/2007.     

- Thực hiện và vận động mọi người, giáo dục học sinh cùng thực hiện các quy định về nề nếp hoạt động, bảo vệ tài sản, trật tự an toàn trong nhà trường .             

 b.  Học sinh - Đến trường đúng giờ, không tự tiện ra khỏi trường trong buổi học và chịu sự kiểm soát của cô giáo khi ra vào trường .-Trang phục: Mặc đẹp. Đầu tóc gọn gàng, không đi dép lê đến trường, không trang điểm son phấn, sơn móng tay, móng chân và đeo đồ trang sức khi đến trường .     

- Không đem vào trường các loại vũ khí, vật dụng dễ gây sát thương, gây cháy nổ và các chất độc hại .    

- Kính trọng thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên nhà trường, xưng hô bạn bè thân mật, không nói tục chửi bậy.    

- Tích cực tham gia xây dựng bảo quản tài sản, của trường, của lớp chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân, không ăn quà vặt trong lớp, trong trường và khi đi đường .             

c.Tổ hành chính: Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của hiệu trưởng,Thực hiện qui chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội qui của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các qui định của pháp luật và của ngành, các qui định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng.            

* Kế toán :

- Quản lý tài sản của nhà trường, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng các tài sản, thiết bị, kiểm kê theo định kỳ, thống kê báo cáo    

- Thực hiện đúng chế độ, nguyên tắc trong thu chi tài chính, mua sắm …   

- Quản lý hồ sơ tài chính theo quy định., làm lương, lĩnh lương.    

- Thực hiện nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến chế độ của giáo viên.    

- Quản lý mọi tài sản của văn phòng.    

- Tham gia vào các hoạt động của trường do hiệu trưởng phân công.                

* Hành chính - thủ quỹ:    

- Thu và cấp phát tiền phải đảm bảo chính xác đúng đối tượng, đủ số lượng, theo đúng phiếu hay danh sách đã được chủ tài khoản ký duyệt.        

- Tự chịu trách nhiệm quản lý cất giữ tiền quỹ .               

- Hàng ngày nhận và giao thực phẩm cho các lớp, làm vệ sinh nấu nước văn phòng.    

- Tổ chức việc tiếp nhận công văn giấy tờ, báo cáo hiệu trưởng và phân phối đầy đủ nhanh chóng chính xác đến đúng địa chỉ mà hiệu trưởng yêu cầu    .

- Sao in tài liệu kịp thời chính xác, đủ số lượng đảm bảo kĩ thuật, mĩ thuật và an toàn bí mật công văn tài liệu.    

- Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, công văn đến, đi.   

- Tự mình thực hiện và bảo đảm cho GV, nhân viên văn phòng thực hiện tốt các quy định về bảo mật, bảo vệ nhà trường và bảo vệ tài sản, con dấu…    

- Phục vụ tốt các điều kiện về cơ sở vật chất cho các hội nghị của nhà trường. Phục vụ các điều kiện vật chất khác cho cán bộ nhân viên nhà trường làm việc, sinh hoạt và đi lại. Làm tốt công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách theo đúng quy định.           

4. Nhân viên bảo vệ .    

- Giữ gìn trật tự công cộng đảm bảo an toàn về người và tài sản, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ.    

- Quản lý, giữ gìn toàn bộ tài sản: Cây xanh, vật liệu và các tài sản, thiết bị trong khuôn viên nhà trường, trong các phòng được giao khóa và bảo vệ an toàn trong các phòng khác.

5. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm: Xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp xuyên tạc nội dung giáo dục bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Đối sử không công bằng đối với trẻ em. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em.   

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NGÀY, GIỜ CÔNG CỦA CB-GV           

* Về ngày công:

(Trong 1 tháng )Nghỉ có lý do từ 2 đến 3 ngày xếp loại khá    

Nghỉ có lý do từ 4 đến 6 ngày xếp loại trung bình           

Nghỉ có lý do từ 7 đến 10 ngày xếp loại yếu            

Nghỉ có lý do từ 11 ngày trở lên không xếp loại.            

Đối với BGH và chị em nhờ nhau phải báo cáo tổ trưởng và BGH nghỉ tối đa 5 buổi/ học kì.               

 Chế độ hội họp, giảng dạy:             

Đi muộn 1 lần nhắc nhở, từ 2 đến 3 lần xếp loại khá, trung bình, yếu…                

Nghỉ không có lý do từ 1tiết không xếp loại. 

MỤC 5: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÁC ĐOÀN THỂ.

Điều 12: Trách nhiệm của các đơn vị trong bộ máy quản lý nhà trường .Phụ trách các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như tổ chuyên môn, các hội đồng, các ban tư vấn là người đại diện cho đơn vị có trách nhiệm:

1.Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt quy chế này.

2.Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong nhà trường

3.Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và giữa đơn vị với nhà trường. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những quy định của luật giáo dục và điều lệ nhà trường.  

Điều 13: Trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường: Người đứng đầu các đoàn thể tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể tổ chức có trách nhiệm:          

1-      Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.           

2-      Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.              

3-      Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị nhà trường giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý xin ý kiến chỉ đạo giải quyết 

Điều 14: Trách nhiệm của cha mẹ người giám hộ và ban đại diện cha mẹ học sinh:    

1-      Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ học sinh để nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:    

1.1-  Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.   

1.2 - Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc có nghĩa vụ đóng góp theo quy định.   

1.3- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương.    

2-      Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường. 

CHƯƠNG III

QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. 

Điều 15: Nhà trường với cơ quan quản  lý cấp trên                  

1-      Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kì đúng quy định, kịp thời nghiêm túc.              

2-      Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên giải quyết.                

3-      Phản ánh những vấn đề chưa rõ ràng việc chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. 

Điều 16: Quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương: Hiệu trưởng của nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của học sinh.

 CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Điều 17: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện và cụ thể hóa những quy định trong quy chế này nhằm quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường. 

Điều 18: Các tập thể cá nhân, tổ chức, Công đoàn trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quí khác; vi phạm quy chế này, tùy theo mức độ của nhà trường yêu cầu tự kiểm điểm hoặc sử lý theo quy định hiện hành.      
                                                                         

                                                                                  Bình Khê, ngày 01 tháng 10 năm 2012       

 

CT CÔNG ĐOÀN                                                                                     HIỆU TRƯỞNG         

      (Đã ký)                                                                                                     (Đã ký)   

  Nguyễn Thị Tuyết                                                                             Trần Thị Phương 

   



Các thông tin khác: